'Đại học khởi nghiệp': Mô hình thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Admin
Các chuyên gia nhận định việc thương mại hóa ý tưởng nghiên cứu của giảng viên và sinh viên còn nhiều hạn chế, vì vậy “đại học khởi nghiệp” rất quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi

TS. Đỗ Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ, trường Đại học Nông lâm TP.HCM. 

 

Đặc trưng mang tính nền tảng của mô hình "Đại học khởi nghiệp" là trình độ nghiên cứu tốt của các khoa chuyên môn, phòng thí nghiệm, và các viện, trung tâm nghiên cứu. Đây là các công xưởng chính tạo ra các phát minh, sáng chế, giải pháp công nghệ… cũng như các mô hình, ý tưởng kinh doanh dựa vào các sản phẩm khoa học công nghệ này.

Việc thương mại hóa các phát minh, sáng chế sẽ được hỗ trợ, xúc tiến bởi các văn phòng chuyển giao công nghệ hoặc các vườn ươm doanh nghiệp công nghệ. Thông qua các hoạt động của các đơn vị chức năng này, kết quả nghiên cứu có thể được thương mại hóa.

"Chúng ta có thể trực tiếp chuyển giao khoa học công nghệ đến nhóm khách hàng quan tâm hoặc gián tiếp thông qua việc hình thành các doanh nghiệp spin-offs (doanh nghiệp khởi nguồn - PV) hoặc startups để thương mại hóa các sản phẩm", TS. Đỗ Xuân Hồng cho biết.

Trong quá trình hoạt động của mình, các trường đại học khởi nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ, hợp tác và tài trợ từ khối doanh nghiệp (bao gồm những doanh nghiệp sản xuất, thương mại, quỹ đầu tư cũng như các đơn vị tư vấn, các dịch vụ hỗ trợ tư nhân).

"Các doanh nghiệp tư vấn và hỗ trợ cho trường đại học khởi nghiệp nhằm định hướng nghiên cứu và định hướng thị trường, điều này giúp các hoạt động nghiên cứu của trường đại học đi sát với nhu cầu thực tế", TS. Đỗ Xuân Hồng nói. 

Cần thiết hình thành mô hình "Đại học khởi nghiệp"

Ông Đặng Đức Thành - CEO của Công ty Green Plus cho biết trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0, lực lượng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cần phải được tăng tốc phát triển. Qua thực tiễn, ngày nay doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tạo ra doanh số “khủng” và lợi nhuận rất cao.

"Tôi mong muốn có sự đóng góp từ các trường để làm rõ hiệu quả của "đại học khởi nghiệp" và định hướng nhằm xây dựng mô hình này tại trường. Từ đó sẽ có những hoạt động hiệu quả, đồng thời đem lại hiệu quả lớn nhất cho TP.HCM là phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo", Ông Đặng Đức Thành nhấn mạnh. 

z3821374347452_d33d8c02db01c9c02e0a716cdb013495

Cuộc thi CiC 2022 nằm trong chuỗi hệ thống các chương trình khởi nghiệp của ĐHQG-HCM, là nhiệm vụ chiến lược đóng góp tích cực cho sự phát triển của thành phố sáng tạo tương tác cao Thủ Đức. 

Tại hội thảo, PGS.TS. Phạm Đình Anh Khôi – Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) nhận định trường đại học khởi nghiệp sẽ đóng góp vào sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cải thiện năng lực cạnh tranh và chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Quốc gia.

Bên cạnh đó, trường đại học khởi nghiệp là xu thế phát triển của các trường đại học có năng lực, tiềm lực, tự chủ và năng động. Việc triển khai trường đại học khởi nghiệp dù theo mô hình nào cũng cần có lộ trình, sự quan tâm của cấp lãnh đạo, sự đồng lòng của cả hệ thống và phản hồi từ cộng đồng, xã hội. 

Võ Liên

Theo SHTT