Huawei tụt hậu
Theo Vietnamnet (20/10), Wall Street Journal đặt vấn đề tại sao gã khổng lồ Huawei tụt hậu trong cuộc đua 5G. Theo đó, nguyên nhân được cho là, kể từ khi Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt lên Huawei vào năm 2019, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã dần mất chỗ đứng trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu. Cụ thể: Nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới - Huawei, đã trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế vi mạch (chip) tiên tiến, sáng ngang với các tên tuổi khổng lồ khác như Samsung, Apple và Nvidia.
Tuy nhiên, kể từ khi Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt lên Huawei vào năm 2019, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã mất dần chỗ đứng trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu.
Các hạn chế Mỹ áp dụng vào năm 2019 đã giáng một đòn mạnh lên Huawei. Từ lâu, Mỹ vốn đã coi Huawei như một mối đe dọa an ninh quốc gia. Tuy nhiên, Washington đã mất một vài năm để hành động và đưa ra các biện pháp trừng trị nghiêm khắc, chống lại công ty này.
Nhu cầu gia tăng mạnh mẽ trên toàn cầu đã phần nào khiến nguồn cung chip bị thiếu hụt, thêm vào đó, cung đột giữa Mỹ và Trung Quốc đã đẩy Huawei vào tình thế khó khăn hơn.
Vậy, điều gì đã khiến Mỹ phải áp đặt các hạn chế đối với gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc?
Thứ nhất, Mỹ coi Huawei là một mối đe dọa an ninh quốc gia, đặc biệt là khi hãng này đạt được nhiều bước tiến lớn trong linh vực công nghệ 5G. Trên thực tế, một số nhà hoạch định chính sách của Mỹ lo ngại rằng, bằng cách nào đó, thiết bị viễn thông của Huawei có thể bị chi phối bởi chính phủ Trung Quốc. Sau đó, Huawei đã bác bỏ cáo buộc này.
Ngoài ra, Huawei cũng bị cáo buộc đánh cắp tài sản trí tuệ và vi phạm các lệnh trừng phạt thương mại. Năm 2019, Mỹ buộc tội Huawei cố gắng đánh cắp bí mật thương mại từ T-Mobile và vi phạm lệnh trừng phạt thương mại đối với Iran. Những gian lận trong chính sách tài chính của Huawei và giám đốc tài chính không chỉ là bất hợp pháp mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh của Mỹ.
Dù đã lên tiếng phủ nhận tất cả những các buộc đó, tuy nhiên, tháng 9 vừa qua, giám đốc tài chính của Huawei đã đạt được thỏa thuận với Mỹ khi thừa nhận một số hành vi sai trái trong vụ trừng phạt thương mại với Iran. Các cáo buộc vẫn đang tiếp diễn.
Cuối năm 2019, Mỹ đưa Huawei vào "danh sách đen", cấm các công ty của nước này như Google và Qualcomm làm việc với Huawei.
Năm 2020, Mỹ tiếp tục thắt chặt các điều khoản của danh sách đen tới hai lần. Theo đó, Mỹ đã loại Huawei khỏi danh sách các nhà sản xuất chip và ngăn chặn Huawei tiếp cận với bất kỳ nguồn chip nào được sản xuất bằng công nghệ Mỹ. CÔng nghệ của Mỹ hiện diện mọi nơi trong chuỗi cung ứng. Vì vậy, đây là biện pháp trừng trị vô cùng nghiêm khắc, chặn đứng kết nối của Huawei với các nhà sản xuất chip, không chỉ ở Mỹ, mà bao gồm cả Đài Loan, châu Âu, thâm chí ở chính Trung Quốc. Nói cách khác, bất kỳ công ty nào muốn bán sản phẩm cho Huawei đề phải xin giấy phép từ chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, có được sự chấp thuận của Mỹ là vô cùng khó khăn. Trên thực tế, Mỹ đã cho phép Qualcomm bán công nghệ chip 4G cho Huawei. Các công ty khác cũng được bán nhiều loại chip thô sơ cho Huawei.
Có thể thấy rằng, chính phủ Mỹ đã đáp ứng những mong muốn cơ bản nhất. Từ đó, Mỹ có thể thống trị công nghệ 5G của Huawei mà không cần phải khiến các công ty bị nghẹt thở.
Bắt đầu từ tháng 9/2020, Huawei đã phải sử dụng đến kho dữ trữ chip của mình, nhưng nguồn cung này ngày càng cạn kiệt. Huawei đang đẩy mạnh đầu tư vào các nhà máy sản xuất chip trong nước, tuy nhiên, để bắt kịp công nghệ của Mỹ sẽ cần rất nhiều thời gian.
Tháng 7 vừa qua, Huawei đã phát hành mẫu điện thoại mới, nhưng nếu không có chip công nghệ cao, nó sẽ không thể kết nối mạng 5G. Theo các nhà phân tích, mẫu điện thoại này khó có thể cạnh tranh với nhiều hãng khác.
Vào tháng 9, Phó chủ tịch Huawei Eric Schuh cho biết, doanh thu điện thoại thông minh của công ty này sẽ giảm khoảng 40 tỷ đô la trong năm nay.
Cho đến nay, Mỹ vẫn chưa đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sẽ nới lỏng các hạn chế với công ty của Trung Quốc
5G tại Mỹ lại ‘treo đầu dê, bán thịt chó’?
Rõ ràng, Huawei tụt hậu do cuộc đua 5G do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Nhưng, 5G tại Mỹ liệu có đạt như kỳ vọng.
Về vấn đề này, Reuters cho rằng, các hãng viễn thông Mỹ quảng cáo 5G tốc độ cao, phạm vi phủ sóng rộng song thực tế hoàn toàn trái ngược, theo Vietnamnet (15/10).
Cụ thể, theo quảng cáo, công nghệ 5G được thiết kế để có tốc độ nhanh hơn 4G với độ trễ thấp, giúp hiện thực hóa những thứ như xe tự lái. 5G hoạt động trên băng tần thấp tuy tốc độ thấp nhất nhưng lại có phạm vi phủ sóng rộng hơn đáng kể, còn băng tần trung tốc độ cao nhưng phủ sóng hẹp hơn. 5G băng tần cao là loại nhanh nhất.
Một báo cáo của tổ chức OpenSignal công bố hôm 14/10 chỉ ra các tester (người kiểm thử sản phẩm) của họ chỉ kết nối được với mạng 5G của T-Mobile 34,7% thời gian, AT&T 16,4% thời gian và Verizon là 9,7% thời gian. Họ cũng không dùng được tốc độ 5G cao nhất.
Tuy nhiên, Reuters, theo Số liệu này hoàn toàn trái ngược với những lời hứa hẹn của nhà mạng về 5G trong các quảng cáo. Nó cho thấy họ đang dựa vào 5G để bán hàng trên thị trường viễn thông cạnh tranh khốc liệt.
T-Mobile quảng cáo đang sở hữu “mạng 5G ổn định nhất, nhanh nhất, rộng nhất nước Mỹ” với bản đồ bao phủ gần như màu hồng, gợi ý độ phủ rộng lớn. Bản đồ không phân biệt loại 5G mà khách hàng được dùng. Tuy nhiên, theo tờ rơi, 5G tốc độ cao chỉ có mặt tại vài trăm thành phố, cho vài triệu người thay vì trên cả nước.
AT&T lại khẳng định có “mạng 5G đáng tin cậy nhất”, dẫn thử nghiệm do Global Wireless Solutions thực hiện. Song, công ty cũng chơi “nước đôi” khi nói 5G+ tốc độ cao chỉ dành cho một số khu vực tại hơn 20 bang.
Khi được hỏi về sự khác biệt giữa quảng cáo và thực tế, Phó Chủ tịch Kỹ thuật Grant Castle của T-Mobile cho biết, công ty vẫn đang làm tốt. Trong khi đó, ông Andre Fuetsch, Giám đốc Kỹ thuật Dịch vụ mạng tại AT&T, thừa nhận 5G vẫn ở giai đoạn đầu và sẽ phát triển, cải thiện cùng với các khoản đầu tư và đổi mới.
Phòng Quảng cáo Quốc gia thuộc Tổ chức Kinh doanh đáng tin cậy (Better Business Bureau) Mỹ chỉ trích những tuyên bố về 5G của cả ba nhà mạng. Harold Feld, Phó Chủ tịch tổ chức Public Knowledge, nhận xét 5G hiện nay ở trạng thái “giả”, khi phát triển công nghệ mới, quảng cáo thường đi trước so với tiến độ thực tế.
Khu vực thu nhập thấp cùng một số vùng nông thôn thường là những người cuối cùng được nhận công nghệ mới, theo Christopher Mitchell đến từ tổ chức vận động Institute for Local Self Reliance. Theo ông, thứ được quảng cáo là 5G tại nông thôn thường chỉ nhỉnh hơn một chút so với 4G. Ông cảm thấy có nhiều điều không trung thực trong quảng cáo.
Mỹ không phải quốc gia duy nhất xảy ra tình trạng này. Hàn Quốc đứng đầu danh sách 5G tốt nhất thế giới với thời gian kết nối đạt 28,1%. Ả-rập Xê-út, Kuwait và Hong Kong đều trên 25%, theo báo cáo đầu tháng 9 của OpenSignal.
Phúc Huy
Theo SHTT
Link nội dung: https://ictworld.com.vn/khoc-loan-cuoc-chien-5g-a402881.html