Bản quyền sách nói trong kỷ nguyên CMCN 4.0

Sách nói (audio book) là xu thế tất yếu của ngành xuất bản khi nhu cầu chuyển đổi số đã “chạm” đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên bản quyền sách nói lại là một trong những vấ

 Cách mạng công nghiệp 4.0 đưa đến những thay đổi ngày càng nhanh trong nhiều lĩnh vực của đời sống, bao gồm cả ngành sách. Sự xuất hiện của sách điện tử (ebook) và sách nói (audio book) đã khiến cách tiếp cận cũng như thói quen đọc sách bắt đầu có sự chuyển biến. Mặt khác, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thời điểm thực hiện quy định giãn cách xã hội, các nhà xuất bản, công ty sách gặp khó trong khâu phát hành sách giấy đã chọn ra hướng đi mới - sách nói.

Hiện nay số lượng người dùng ngày càng tăng là minh chứng cho thấy sách nói là hướng đi đúng đắn, cần thiết, vừa đáp ứng nhu cầu độc giả, vừa góp phần phát triển kinh tế số trong lĩnh vực xuất bản.

sach noi

 

 

Thực tế, sách nói xuất hiện trên nền tảng YouTube từ khá sớm, nhiều video sách nói hiện đã đạt con số triệu view. Đơn cử như cuốn sách nổi tiếng “Hành trình về phương Đông”,  “Nhà giả kim”, “Muôn kiếp nhân sinh”… chỉ cần gõ từ khóa tên cuốn sách trên phần tìm kiếm của YouTube, có nhiều kênh sẵn sàng đọc cho người nghe, từ trọn bộ hay chia thành các phần nhỏ.

Không chỉ những cuốn sách nổi tiếng, rất nhiều cuốn sách thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau được chuyển sang dạng audio book, thỏa mãn nhu cầu “nghe sách” ngày càng tăng của lớp độc giả thế hệ số, nhất là trong thời gian giãn cách do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tuy nhiên để thu hút người dùng các ứng dụng sách nói phải đầu tư chu đáo, chuyên nghiệp cho mỗi cuốn sách, từ khâu chọn sách, đến tìm giọng đọc, thu âm, biên tập, đặc biệt là vấn đề bản quyền.

Phương thức tạo ra sách nói khá đơn giản bởi với nội dung có sẵn, một người với thiết bị ghi âm đơn giản như điện thoại, microphone là đã có thể làm ra sách nói. Chưa kể, với những tiến bộ của công nghệ, ngày nay còn có những phần mềm có thể biến chữ viết trên trang sách thành các giọng nói đã được chỉnh âm. Nghĩa là chỉ cần quét phần mềm này, các trang sách viết sẽ được đọc thành âm thanh mà không mất thời gian ngồi đọc.

Sự dễ dàng trong thao tác, cộng thêm lợi nhuận thu được không nhỏ là những nguyên nhân cơ bản khiến tình trạng vi phạm bản quyền sách nói nhằm thu lợi bất chính ngày càng nghiêm trọng hơn.

 Theo ông Nguyễn Nguyên, (Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông) hiện tại phát triển sách nói còn nhiều rào cản, đội ngũ sản xuất chưa đủ mạnh mẽ, hành lang pháp lý, đặc biệt là vấn đề là bảo vệ bản quyền, thủ tục, vấn đề đầu tư còn hạn chế.

Chia sẻ rõ hơn về vấn đề này, CEO ứng dụng sách nói Voiz FM Lê Hoàng Thạch cho biết, độc quyền là bảo vệ quyền lợi mọi người, giai đoạn đầu Voiz FM tập trung phát triển sản phẩm, ứng dụng, cần sự đầu tư lớn từ chiến lược độc quyền. Trong thị trường nhỏ, độc quyền sẽ giúp mình tập trung phát triển những điều thị trường cần, mở rộng văn hóa đọc của người Việt Nam.

Thực tế từ năm 2020 đến nay, Voiz FM đã thay mặt đối tác báo cáo và gỡ bỏ hơn 50.000 nội dung vi phạm bản quyền trên các nền tảng lớn, thể hiện mạnh mẽ cam kết đối với những bản quyền mình nắm giữ. Song song đó, Voiz FM cũng tập trung đầu tư vào chất lượng thu âm và lập trình ứng dụng để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Từ đó, Voiz FM đã có thể hợp tác với những đơn vị xuất bản lớn trong nước như Nhà xuất bản Kim Đồng, First News, Nhã Nam, Alpha Books, Thái Hà...

Hà Châu

Link nội dung: https://ictworld.com.vn/ban-quyen-sach-noi-trong-ky-nguyen-cmcn-4-0-a432227.html