Tắt wifi và bluetooth có giúp bạn hạn chế phơi nhiễm bức xạ hay không?

Admin
Khi sử dụng tai nghe bluetooth, người dùng đang tiếp xúc trực tiếp với thiết bị.

Kể từ đầu thiên niên kỷ mới, mối liên kết giữa các thiết bị điện tử ngày càng có xu hướng không dây. Giao tiếp không dây này chủ yếu tồn tại dưới dạng bức xạ điện từ, thứ mà trong thời gian gần đây đã bị "mổ xẻ" khá nhiều vì những mối lo ngại liên quan sức khoẻ.

[Caption]

Công nghệ không dây và bức xạ

Trong thời đại internet, smartphone là thứ không thể thiếu được, và chúng chủ yếu hoạt động trên các mạng di động. Bên cạnh mạng di động, chúng ta còn sử dụng hai loại công nghệ không dây khác: bluetooth và wifi.

Giả sử bạn có một người thân đang mang thai. Cô ấy rất lo lắng về bức xạ điện từ, đặc biệt khi đứa nhóc sắp sửa ra đời. Liệu sẽ tốt hơn nếu cô tránh sử dụng wifi và bluetooth? Liệu tắt chúng đi có giúp cô hạn chế đáng kể việc phơi nhiễm bức xạ hay không?

Ý tưởng từ bỏ wifi và bluetooth nghe có vẻ khá khôn ngoan, nhưng nếu bạn đi sâu vào những vấn đề kỹ thuật cũng như tính chất của giao tiếp không dây, câu trả lời lại không đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ.

Wifi và bluetooth đều sử dụng các tính hiệu tần số vô tuyến, vốn là một phần của dải điện từ. Mạng di động mà bạn dùng bằng cách gắn SIM vào điện thoại cũng hoạt động trên các tần số vô tuyến. Bạn phơi nhiễm bức xạ điện từ nhiều đến mức nào tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ mạnh của tín hiệu, khoảng cách từ thiết bị phát đến cơ thể bạn, chế độ giao tiếp được sử dụng,...

Dạng bức xạ không ion hoá

Một thứ quan trọng khác cần cân nhắc là các tín hiệu tần số vô tuyến mà wifi và bluetooth hoạt động trên đó là dạng bức xạ không ion hoá. Điều đó có nghĩa là những sóng vô tuyến đó không có đủ năng lượng để tác động hoặc thay đổi DNA của bạn. Thay đổi DNA là điều cực kỳ nguy hiểm, bởi nó có thể tạo điều kiện hình thành nên những căn bệnh đe doạ đến tính mạng.

2143822-1874-1606137492.jpg

Gần đây, có một vài nghiên cứu nhận định rằng kể cả bức xạ không ion hoá cũng có thể có những hiệu ứng đo đếm được lên tế bào và mô, nhưng chúng nghiêm trọng đến mức nào thì vẫn còn phải thảo luận thêm.

Một trong những nghiên cứu đó được tiến hành bởi Viện Y tế Quốc gia Mỹ trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu về độc học quốc gia đã phát hiện ra sóng vô tuyến phát sinh ra một hiệu ứng tiềm ẩn khả năng gây ung thư trên chuột. Người ta đã tiến hành thí nghiệm trên hàng trăm con chuột bằng cách cho chúng phơi nhiễm với bức xạ tần số vô tuyến trong vài giờ đồng hồ. 6% số chuột đực phơi nhiễm với bức xạ đã phát triển bệnh ung thư. Điều thú vị là không có con chuột cái nào bị ung thư cả.

Do đó, dù nghiên cứu nói trên không thực sự đưa ra được kết luận chính xác, nó cho thấy có một mối liên hệ giữa ung thư với phơi nhiễm sóng vô tuyến.

Tất cả đều là sóng vô tuyến

Cần nói rõ rằng cả ba phương thức giao tiếp không dây - mạng di động, wifi, và bluetooth - đều sử dụng sóng vô tuyến. Tuy nhiên, chúng ta thường bật điện thoại liên tục hầu như mọi lúc, do đó điện thoại của chúng ta sẽ truyền tải sóng vô tuyến không ngừng nghỉ (trừ khi bạn đặt nó về chế độ máy bay). Việc kết nối mạng di động này chính là nguồn bức xạ chính. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa wifi và bluetooth không gây ra thêm bức xạ, chỉ là tỉ lệ của chúng ít hơn, xét việc độ mạnh tín hiệu của chúng yếu hơn so với tín hiệu di động. Và vì vậy, tác động tiềm tàng của chúng cũng ít hơn. Nói là vậy, nhưng "độ yếu" của tín hiệu này vẫn còn phải bàn cãi, xét việc nó không phải tuyệt đối và phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố khác, bao gồm độ mạnh của tín hiệu và khoảng cách từ cơ thể.

Định luật đảo nghịch bình phương

Những loại sóng vô tuyến nói trên tuân theo định luật đảo nghịch bình phương khi xét đến khoảng cách. Có nghĩa là bằng cách tăng khoảng cách giữa cơ thể bạn với thiết bị, bạn có thể giảm mức phơi nhiễm theo hàm mũ. Ví dụ, nếu bạn tăng gấp đôi khoảng cách, mức độ phơi nhiễm sẽ bị giảm đi 4 lần.

2143816-6823-1606137493.jpg

Theo định luật đó, bạn bị phơi nhiễm bức xạ nhiều nhất khi nói chuyện điện thoại. Khi nhận cuộc gọi, bạn đưa điện thoại đến rất gần hộp sọ và bộ não. Bề mặt tiếp xúc với cơ thể bạn lúc này là tối đa, do đó nói chuyện qua điện thoại gây ra nguy cơ bức xạ lớn hơn nhiều so với khi đặt điện thoại trong túi.

Tương tự, khi bạn sử dụng tai nghe bluetooth và bật chúng lên để nghe nhạc, bạn một lần nữa lại tiếp xúc trực tiếp với thiết bị.

Do đó, bạn tốt nhất đừng nên dùng tai nghe bluetooth nếu ưu tiên hàng đầu của bạn là giảm thiểu quá trình phơi nhiễm bức xạ điện từ.

Tương tự, gọi điện video thay vì gọi điện thoại thông thường với tai nghe có dây là một giải pháp tốt.

Vậy còn wifi thì sao? Dùng wifi tốt hơn dữ liệu di động, bởi năng lượng mà tín hiệu wifi mang theo thấp hơn nhiều. Tín hiệu di động mà điện thoại của bạn hoạt động trên đó được phát ra bởi các cột phát sóng, vốn phát ra sóng vô tuyến ở công suất khoảng 50W. Router wifi thường chỉ dùng công suất 4W hoặc thấp hơn.

Kể cả vậy, nên nhớ rằng việc hấp thu các loại sóng này tuỳ thuộc rất nhiều vào khoảng cách - bạn càng gần cột phát sóng hay router, mật độ bức xạ càng cao.

SAR: một bài benchmark tốt

Tỉ lệ hấp thu cụ thể là một thông số tốt để đánh giá lượng bức xạ mà cơ thể chúng ta hấp thụ khi phơi nhiễm trước các thiết bị không dây. Giá trị SAR đối với một tín hiệu wifi thông thường hoạt động cách router ít nhất nửa mét là dưới 0,01 W/kg. Được biết, giá trị SAR của các smartphone flagship như iPhone 12 Pro là 0,99 W/kg.

Như bạn có thể thấy, câu trả lời liệu tắt wifi và bluetooth có giúp bạn giảm phơi nhiễm bức xạ hay không không phải dễ trả lời.

Ví dụ, nếu bạn tắt hai thứ đó đi và tiếp tục sử dụng mạng di động để gọi điện và dùng internet, bạn vẫn tiếp tục phơi nhiễm một lượng bức xạ đáng kể. Ngoài ra, bởi các thiết bị bluetooth như tai nghe hay vòng tay thông minh đều là những món đồ mang trên người (wearable), tiếp xúc trực tiếp với chúng cũng khiến nguy cơ phơi nhiễm cao hơn.

Cuối cùng, khi phải chọn giữa dữ liệu di động và wifi, lựa chọn tốt hơn hiển nhiên là wifi, bởi cường độ của tín hiệu wifi tính theo giá trị SAR là hấp hơn nhiều. Chưa hết, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều pin, mà ai chẳng muốn vậy chứ?

Theo VnReview