Trí tuệ nhân tạo góp công lớn trong việc kiểm soát tốc độ lây lan của dịch bệnh

Admin
Bên cạnh 'vũ khí' hàng đầu là vaccine, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) cũng là yếu tố góp phần thiết thực trong hoạt động kiểm soát tốc độ lây lan của đại dịch COVID-19 trên thế giới tron

Con đường chống dịch COVID-19 chưa bao giờ là dễ dàng, khi thế giới liên tục phải đối mặt với những biến thể mới nguy hiểm của virus SARS-CoV-2. Trong bối cảnh này, những ý tưởng, công nghệ tiên phong như vaccine thế hệ thứ hai, hay ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI… được kỳ vọng sẽ trở thành vũ khí, giúp chúng ta ứng phó tốt hơn với các diễn biến khó lường của dịch bệnh.

Đây là một trong những nội dung được thảo luận trong buổi tọa đàm "Khoa học vì cuộc sống", nằm trong Tuần lễ Khoa học VinFuture. Chuỗi sự kiện nhằm vinh danh những phát minh, sáng chế, có khả năng ứng dụng cao cho cuộc sống của hàng triệu người trên Trái đất, cũng như kiến tạo môi trường sống bền vững cho thế hệ tương lai.

Trong 20 năm qua, thế giới đã chứng kiến ba đợt bùng dịch liên quan đến virus corona trong đó nghiêm trọng nhất là đại dịch COVID-19. Virus SARS-CoV-2 liên tục sản sinh biến thể khiến công tác chống dịch gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay mục tiêu các nhà nghiên cứu hướng tới là phát triển được một loại vaccine có thể ngăn ngừa tất cả các biến thể virus này.

Cùng với vaccine, trí tuệ nhân tạo cũng góp phần kiểm soát tốc độ lây lan của dịch bệnh - Ảnh 1.

Giáo sư Drew Weissman - Giám đốc nghiên cứu vaccine, Trường Y Perelman, Đại học Pennsylvania cho biết: "Chúng tôi đang nghiên cứu một số phiên bản khác nhau của vaccine COVID-19 thế hệ thứ hai. Sau khi thử nghiệm với 6 chủng virus corona có liên quan đến dơi thì kết quả ban đầu là khả quan. Tôi nghĩ rằng cuối cùng chúng tôi sẽ thành công và tạo ra một loại vaccine có thể đối phó với tất cả các biến chủng".

Theo Giáo sư Pieter Rutter Cullis - Giám đốc sáng lập của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Thuốc, Đại học British Columbia, Canada: "Cá nhân tôi cho rằng loại vaccine dán da ngừa COVID-19 là rất có triển vọng. Chúng ta sẽ sớm thấy ứng dụng thực tiễn của nó. Vaccine đường uống có lẽ sẽ mất nhiều thời gian để phát triển hơn".

Những ngày đầu tiên khi biến thể Omicron xuất hiện, các nhà khoa học đã phải xử lý hàng nghìn trang tài liệu liên quan đến loại biến thể mới. Và trí tuệ nhân tạo, máy học đã giúp cho các nhà nghiên cứu tổng hợp, đánh giá và tìm kiếm những thông tin quan trọng trong việc xác định đặc tính của loại biến thể mới và đề xuất các biện pháp phòng dịch kịp thời tại các quốc gia trên thế giới. Những nỗ lực mà theo Diễn đàn Kinh tế thế giới đánh giá là sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ trí tuệ nhân tạo.

 

Theo VTV.vn