Phát triển mô hình sử dụng năng lượng xanh cho các cơ sở theo Tiêu chí của thành phố Hà Nội năm 2024 là một trong những nhiệm vụ quan trọng thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương trình đánh giá, công nhận danh hiệu Cơ sở sử dụng NĂNG LƯỢNG XANH năm 2024 đã thu hút 120 đơn vị tham gia trên địa bàn Thành phố; Các cơ sở tham gia chương trình được hỗ trợ đánh giá hiệu quả năng lượng bằng công cụ mô phỏng năng lượng, hỗ trợ tính toán chỉ số hiệu quả năng lượng, xây dựng hệ thống quản lý năng lượng; đánh giá ứng dụng đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật có mức tự động hóa cao theo hướng công nghệ công nghiệp thế hệ 4.0 theo tiêu chí của Thành phố được ban hành tại Quyết định số 4281/QĐ-UBND ngày 28/8/2023.
Ban Chủ nhiệm Chương trình sử dụng năng lượng Thành phố đã thành lập Hội đồng đánh giá là các thành viên uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, gồm: Phó Chủ tịch Hội Khoa học & Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam cùng các chuyên gia của Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng; Các Sở: Công Thương, Xây dựng; Các Trường: Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Điện lực. Hội đồng đã đánh giá tỷ mỷ, khoa học, chính xác, khách quan theo bộ Tiêu chí của Thành phố. Hội đồng đánh giá căn cứ theo Hướng dẫn số 4571/HD-SCT ngày 18/9/2023 của Sở Công Thương thành phố Hà Nội về Công nhận danh hiệu sử dụng NĂNG LƯỢNG XANH theo tiêu chí về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các cơ sở sử dụng năng lượng trong sản xuất công nghiệp, công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thực hiện quy trình xem xét quy cách hồ sơ tham gia đánh giá công nhận danh hiệu xác định có 83 hồ sơ đủ điều kiện để đánh giá, trong đó: 16 cơ sở, công trình xây dựng sử dụng năng lượng trọng điểm đã triển khai thực hiện 120 giải pháp, tiết kiệm được 8.350 TOE, tương đương tiết kiệm 102,3 tỷ đồng trong vòng đời dự án 3 năm; kế hoạch sử dụng năng hiệu quả trong 5 năm tới, 16 cơ sở này sẽ tiết kiệm 13.916 TOE, tương đương với 170,5 tỷ đồng; 18 cơ sở sử dụng nhiều năng lượng đã triển khai thực hiện 86 giải pháp, tiết kiệm được 548,2 TOE, tương đương tiết kiệm 6,5 tỷ đồng trong vòng đời dự án 3 năm; kế hoạch sử dụng năng hiệu quả trong 5 năm tới, 18 cơ sở này sẽ tiết kiệm 913,6 TOE, tương đương với 10,8 tỷ đồng.
Một số giải pháp tiết kiệm năng lượng điển hình của các đơn vị tham gia năm nay như: (1) Mô hình sử dụng dụng pin năng lượng mặt trời tại: Công ty TNHH Canon Việt Nam, Công Ty Panasonic Việt Nam, Công Ty Phụ Tùng Xe Máy Ôtô Goshi - Thăng Long, Công Ty TNHH Điện Stanley Việt Nam, Công ty CP Nước mặt Sông Đuống, Trung tâm Thương mại Big C Thăng Long, Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Smart City, Tòa nhà HANOITOURIST - Tổng công ty Du lịch Hà Nội...; (2) Sử dụng phần mềm BMS giám sát, điều khiển các trang thiết bị như: Hệ thống điện, điều hòa không khí, chiếu sáng, bơm, quạt, AHU,… tại: Khách sạn SHERATON HANOI WEST, Toà nhà Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, Khách sạn Melia Hà Nội, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội, Khách sạn Grand Mercure Hà Nội,…