Hoàn thiện hệ sinh thái phát triển Fintech tại Việt Nam

Bùi Huyền
Vừa qua, Trường Đại học Đại Nam tổ chức Hội thảo Quốc tế với chủ đề “Hoàn thiện hệ sinh thái phát triển Fintech tại Việt Nam”.

Hội thảo sẽ thảo luận các vấn đề thuộc lĩnh vực công nghệ tài chính và hướng tới ba mục tiêu cơ bản:

(1) Tạo ra diễn đàn cho các nhà khoa học, nhà quản lý, nghiên cứu sinh và các học giả trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm về các điều kiện hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của Fintech ở Việt Nam;

(2) Tạo cơ hội cho các công ty Fintech, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp đang áp dụng và sử dụng các sản phẩm Fintech nêu lên những khó khăn vướng mắc trong quá trình vận hành, từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm góp phần tạo dựng một hệ sinh thái thuận lợi hơn cho sự phát triển Fintech tại Việt Nam trong thời gian tới;

(3) Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển chương trình đào tạo về lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) góp phần củng cố và nâng cao vị thế của trường Đại học Đại Nam trước những cơ hội và thách thức của thời đại số hóa hiện nay.

1

TS Lê Đắc Sơn - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Đại Nam

Phát biểu tại buổi lễ khai mạc, TS Lê Đắc Sơn - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Đại Nam, Trưởng ban Hội thảo chia sẻ: Nội dung của Hội thảo bao gồm ba vấn đề nhằm đạt được ba mục tiêu cơ bản: (1) Đánh giá thực trạng về sự phát triển Fintech trên thế giới và những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam;

(2) Những khó khăn vướng mắc trong hoạt động của các công ty Fintech, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp từ đó đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn

(3) Triển khai nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo về công nghệ tài chính (Fintech) tại các trường đại học.

Chuyên gia tài chính, ngân hàng và công nghệ chia sẻ4-1700746800.jpg
 

Hội thảo tiếp nhận 108 bài viết (trong đó 94 bài đã có kết quả phản biện và được biên tập) của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia Fintech trong và ngoài nước, các nhà quản lý và các chuyên gia Fintech.

Các bài viết nghiên cứu đều tập trung khai thác các vấn đề chính của chủ đề chủ đề Hội thảo, như hoàn thiện hành lang pháp lý và đề xuất chính sách với Chính phủ, thúc đẩy sự hợp tác giữa ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp với các công ty công nghệ Fintech, tăng cường quản trị rủi ro cũng như tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển Fintech tại Việt Nam.

 

Các diễn giả chính (keynote speaker) tại Hội thảo dự kiến bao gồm: Mr. Hessel Abbink Spaink (Hà Lan), Mr Maxx Tsai (Đài Loan), Mrs. Vaz, Elishia, Benchmark Suite (Mỹ); Dr. Hans Chen, Đài Loan; Prof. Tsang, Đại học Monash (Úc), và các diễn giả trong nước;...

Kết quả của Hội thảo sẽ được phản ánh thông qua những kiến nghị sẽ được tập hợp và gửi đến các cơ quan có thẩm quyền như Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng như các Bộ, Ngành và các đơn vị liên quan. Hội thảo kỳ vọng sẽ góp phần vào sự hoàn thiện hệ sinh thái phát triển Fintech tại Việt Nam, bắt kịp với xu thế và sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cùng với đó, Hội thảo có sự tham dự của các đại biểu là các nhà quản lý đến từ các cơ quan lãnh đạo và quản lý nhà nước như Văn phòng Chính phủ, Ban Kinh tế Trung Ương, Uỷ Ban Kinh tế Quốc hội, các Bộ, Ngành liên quan; Các đại biểu là cán bộ giảng viên và các nhà khoa học đến từ các trường đại học trong và ngoài nước; Các đại biểu là các chuyên gia tài chính, ngân hàng và công nghệ đến từ các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp và các công ty Fintech.

Sự hợp tác giữa Trường Đại học Đại Nam, Trường Đại học Á Châu mở ra cơ hội cho các chuyên gia, doanh nhân trong ngành cùng nhau xây dựng một hệ sinh thái Fintech lành mạnh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng cường tính cạnh tranh, mở rộng cơ hội kết nối và hợp tác phát triển xuyên quốc gia để nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển một cách bền vững.

TH