Tọa đàm “Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt”

Bùi Huyền
Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam (VABA) đã tổ chức Tọa đàm “Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt” với sự tham gia đóng góp ý kiến của lãnh đạo đại diện các Bộ, ban ngành trung ương, các chuyên gia tài chính – kinh tế - hàng không, các doanh nghiệp hàng không.

Tại tọa đàm TS. Bùi Doãn Nề, Tổng Thư ký Hiệp hội VABA cho biết, năm 2022, các hãng hàng không Việt Nam đã khai thác 305.080 chuyến bay thương mại, tăng gấp 2,34 lần so với năm 2021 và bằng 90,2% chỉ số tương ứng của năm 2019, trước khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Phó Chủ tịch VABA nhận định Dịch bệnh COVID-19 đã gây ra những xáo trộn đáng kể đối với thị trường và cơ hội phát triển của ngành hàng không.

2 (4)

TS Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam phát biểu tại tọa đàm.

Ở thị trường quốc tế, các hãng hàng không đã khôi phục 118 đường bay, kết nối từ 9 sân bay Việt Nam đến 24 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, vận chuyển 11 triệu lượt khách quốc tế, gấp 22 lần so với năm 2021.

Bên cạnh việc tăng cường công suất, các hãng hàng không cũng nhanh chóng đi tắt đón đầu trong hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không, cũng như xây dựng các dòng sản phẩm mới, đa dạng, hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu hành khách. Nhờ những nỗ lực vượt bậc này, các hãng bay Việt đã ghi nhận doanh thu liên tục đạt mức cao kỷ lục thời gian qua.

Tuy nhiên, giữa bức tranh khởi sắc chung của toàn ngành, nhiều ý kiến cho rằng sự phục hồi ở các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hàng không là chưa đồng đều. Đặc biệt khi các hãng bay vẫn phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi mới nảy sinh.

Giá nhiên liệu bay (Jet A1) liên tục tăng vọt trong năm 2022, có thời điểm đạt mức trên 160 USD/thùng. Bình quân cả năm 2022, giá nhiên liệu bay đạt 130 USD/thùng, tăng khoảng 80% so với mức trung bình của năm 2021. Trong giai đoạn trước mắt, giá Jet A1 vẫn được dự báo dao động ở mức 110-130USD/thùng, gây bất lợi lớn cho các hãng hàng không, trong bối cảnh chi phí nhiên liệu chiếm tới hơn 40% tổng chi phí khai thác.

Bên cạnh đó, USD tăng giá khoảng 9% so với VND trong năm 2022 cũng gây áp lực tài chính lớn cho các hãng bay, khi đây là đồng ngoại tệ được sử dụng phổ biến nhất để thanh toán các chi phí hoạt động, như: phí mua nhiên liệu, thuê mua tàu bay, dịch vụ thuê ngoài phục vụ hành khách... Theo đánh giá của nhiều chuyên gia tài chính, VND trong 2023 vẫn còn dư địa giảm giá khoảng 3 – 4% so với USD.

Theo Ông Nguyễn Mạnh Quân, Tổng giám đốc Bamboo Airways chia sẻ: Để đánh giá các doanh nghiệp vận tải hàng không và du lịch còn rất nhiều khó khăn trước mắt. Thị trường hàng không trong nước là 1 trong thị trường may mắn vì có thị trường nội địa, đã hỗ trợ cho các hãng bay. Việc có để mà bay là tốt, huống chi đạt con số bằng hoặc vượt so với 2019. Vai trò của thị trường nội địa đóng góp hơn nữa bởi bản chất sau đại dịch chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị đứt gãy và ảnh hưởng nặng nề làm các chi phí đầu vào tăng lên nên thị trường có đạt tăng trưởng nhưng thực chất hiệu quả tăng trưởng kinh tế mang lại vẫn chưa cao và bền vững. Thị trường quốc tế vẫn còn rất nhiều vấn đề phía trước. Còn chậm 2 năm nữa so với trước đại dịch.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên - chuyên gia kinh tế nhận định Dịch COVID-19 cũng chính là cơ hội liên minh cho các hãng hàng không để thay đổi quan điểm, chiến lược của thị trường hàng không với sự hỗ trợ của Nhà nước.

PGS.TS Trần Đình Thiên cũng đồng quan điểm cần ủng hộ bỏ khung giá trần để chơi theo luật thị trường tạo nền tảng phát triển lành mạnh cho hãng bay. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có các công cụ để giám sát, điều tiết thao túng giá cả, độc quyền để làm tổn hại đến người tiêu dùng.