Đất nước đã bước vào công cuộc chuyển đổi số nhưng cách làm vẫn là thời CNTT

Admin
Việt Nam đang dần tăng tốc mạnh mẽ trong công cuộc chuyển đổi số, tuy nhiên việc cơ sở hạ tầng và cách thức triển khai vẫn đang duy trì hoạt đọng theo phương thức của thời công nghệ thông tin đã

Năm 2021 đã đưa đất nước ta vào công cuộc chuyển đổi số nhưng hạ tầng, cách làm vẫn là thời công nghệ thông tin, vì vậy các vấn đề của ngành đã bộc lộ một cách rõ ràng. Tuy nhiên, thay vì tìm cách giấu đi hay bao biện, chúng ta đã chọn cách nhận trách nhiệm và tìm cách giải quyết. Vấn đề đó là một cơ may hiếm có để ngành TT&TT phát triển.

 

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, năm 2022 sẽ là năm thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở mọi ngành trên phạm vi toàn quốc. Trong chuyển đổi số, quan trọng nhất là kết nối dữ liệu. Ảnh: VGP/Hiền Minh

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh điều này khi phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Bộ TT&TT.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, chuyển đổi số quan trọng nhất là kết nối dữ liệu. Kết nối thì cần vai trò của người điều phối, thúc đẩy, đồng hành và giữ vai trò này là Bộ TT&TT, không chỉ trong lĩnh vực công nghệ số mà cả trong lĩnh vực báo chí, truyền thông.

Năm 2021, đối với ngành TT&TT là một năm rất đặc biệt khi Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định chuyển đổi số là động lực của phát triển kinh tế. Khát vọng phát triển, khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng và hạnh phúc sẽ tạo ra sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá, vươn lên thành nước phát triển có thu nhập cao. 

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ năm 2021 đã đưa đất nước ta vào công cuộc chuyển đổi số nhưng hạ tầng, cách làm vẫn là thời công nghệ thông tin, vì vậy các vấn đề của ngành đã bộc lộ một cách rõ ràng. Nếu bình thường thì chắc chúng ta không nhìn thấy rõ và có thể chúng ta vẫn tiếp tục khen nhau, tiếp tục làm việc trên giấy tờ, tạo ra thành công trên giấy tờ nhưng COVID-19, nhất là biến chủng Delta và đợt bùng phát dịch lần thứ 4, đã đẩy chúng ta ra khỏi giấy tờ để đối diện với thực tế, với nhu cầu của hàng trăm triệu người dân về chuyển đổi số, về truyền thông. 

Tuy nhiên, chúng ta đã có một cách tiếp cận đúng với các vấn đề lộ ra. Thay vì lo sợ và tìm cách giấu đi hay bao biện, chúng ta đã chọn cách nhận trách nhiệm và tìm cách giải quyết. Vấn đề đó là một cơ may hiếm có để ngành TT&TT phát triển. Khó khăn, thách thức đã khiến chúng ta tự tin hơn với tinh thần sẵn sàng đương đầu với các vấn đề phát sinh, coi đây là động lực cho phát triển. Vượt qua nỗi sợ bị phê bình, bị chỉ trích có lẽ là thành công lớn nhất năm 2021 của Bộ TT&TT. 

Năm 2022 sẽ là năm thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở mọi ngành trên phạm vi toàn quốc toàn dân và toàn diện, là năm đầu thực hiện các chiến lược mới với hạ tầng số, dữ liệu, bưu chính, an toàn thông tin mạng, công nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, chuyển đổi số báo chí.

Để thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết cần phải đồng bộ thể chế số, hạ tầng số, công cụ sản xuất, công cụ quản lý số, nhân lực và thị trường số cùng công cụ pháp lý số nhằm tạo được một môi trường số lành mạnh, quản lý được các nguy cơ và rủi ro trên không gian mạng.

Theo Bộ trưởng, đầu tư của Bộ, của ngành TT&TT từ năm 2022 sẽ tập trung vào công nghệ số để giảm tải cho cán bộ công nhân viên.

Hiền Minh

Theo chinhphu.vn